Khi xã hội phát triển nhu cầu nhà ở ngày càng cao, điển hình là nhà ở căn hộ chung cư cao tầng được mọc lên như nấm ở các thành phố lớn. Để có được mặt bằng nhà cao tầng đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra vừa phù hợp với cảnh quan xung quanh, vừa phải có tính thẩm mỹ cao thì đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật đều phải hết sức chặt chẽ và cụ thể. Từ đó, đem lại giá trị sống cao cho cư dân.
Mô hình bố trí thiết kế mặt bằng nhà cao tầng
Trên thực tế, loại hình nhà ở dạng căn hộ chung cư là loại hình nhà ở được du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn hình thành và thay đổi theo thời gian. Theo như đánh giá sơ bộ thì hiện nay thiết kế mặt bằng nhà cao tầng các căn hộ chung cư có thể chia thành 4 kiểu loại hình bố trí mặt bằng căn chính
Kiểu thiết kế dạng hành lang
Kiểu thiết kế dạng hàng lang này bao gồm hai biến thể hành lang giữa và hành lang bên. Đối với hàng lang giữa thì hành lang được bố trí ở giữa, các căn hộ nằm 2 bên chạy dọc theo một trục hành lang ở chính giữa. Tuy nhiên, cách bố trí hàng lang giữa này chỉ được sử dụng cho các chung cư tiêu chuẩn thấp. Còn đối với dạng hành lang bên, các căn hộ thường được bố trí quay ra bên ngoài theo hướng nam hoặc đông nam để có lợi về thông thoáng và tránh nắng, còn hành lang thì được bố trí nằm ở hướng bất lợi.
Thiết kết dạng hàng lang này có ưu điểm giá thành xây dựng rẻ, kết cấu đơn giản, dễ thi công. Nhược điểm lớn nhất của kiểu thiết kế này là khả năng thông giá trực tiếp kém. Hành lang dài và sử dụng chung (ồn, mùi, riêng tư) nên các căn hộ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp với nhau. Ngoài ra, phòng bếp, nhà vệ sinh được bố trí thường ở phía hành lang nên thường ảnh hưởng đến vấn đề thông gió.
Kiểu thiết kế dạng tháp
Xuất hiện và phát triển rộng rãi từ những năm 1980. Hình dáng mặt bằng nhà cao tầng dạng tháp đa dạng: hình chữ nhật, chữ T, hình quạt, hình tròn… Kiểu thiết thế mặt bằng cao tầng dạng tháp và dạng hành lang lúc đầu nhìn chung có phần tương đối giống nhau. Hàng lang là lối đi chính để di chuyển lên xuống giữa các tầng, mỗi tầng có đến mười mấy căn hộ. Theo thời gian số căn hộ giảm xuống còn 6 đến 8 căn một lõi thang hoặc thậm chí chỉ có 4 căn cho một lõi thang
Loại hình thiết kế theo dạng này có ưu điểm bố cục của mặt bằng có thể kiểm soát khả năng lấy ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên nhược điểm cho kiểu thiết kế này là hình dáng căn hộ của cùng một mặt bằng không đồng đều, khiến những căn hộ có diện tích lớn rất khó lấy ánh sáng.
Kiểu thiết kế dạng đơn nguyên
Từ sau năm 1990, kiểu thiết kế dạng đơn nguyên dần được thay thế cho các dạng khác và trở thành dạng chung cư được xây dựng nhiều nhất hiện nay. Kiểu thiết kế này có cách bố trí các căn hộ đơn lẻ tập trung quanh một nút giao thông đứng gồm có thang máy và thang bộ. Mỗi đơn nguyên có từ 4-6 căn hộ với nhiều loại căn hộ khác nhau từ 01 phòng ngủ, 02 phòng ngủ cho đến 03 phòng ngủ… Với kiểu thiết kế dạng này có ưu điểm thuận lợi cho việc lấy gió và ánh sáng. Ngoài ra các căn hộ độc lập có sự riêng tư không ảnh hưởng lẫn nhau. Ngược lại thiết kế dạng này vốn đầu tư xây dựng, phí tổn đất đai, số lượng căn hộ ít, diện tích phụ lớn và chi phí lắp đặt thang máy cao.
Kiểu thiết kế kết hợp dạng đơn nguyên và hành lang
Kiểu thiết kế dạng này được coi là một dạng phát triển của chung cư kiểu đơn nguyên, là sự kết hợp giữa nhà tháp và nhà tấm. Thiết kế theo dạng này khắc phục được nhiều khuyết điểm của hai dạng trên. Từng đơn nguyên sẽ được ghép lại với nhau tại một hay hai cạnh để tạo nên một tổ hợp. Có thể ghép 2, 3, hoặc 5 đơn nguyên lại với nhau theo chiều dọc, chiều ngang hoặc ghép tự do. Khi ghép lại có thể chia làm 3 dạng bao gồm đơn nguyên đầu hồi, đơn nguyên giữa và đơn nguyên góc. Kiểu thiết kế dạng đơn nguyên kết hợp hàng lang này có ưu điểm diện tích giao thông/ diện tích sàn giảm, tiết kiệm được chi phí đầu tư hơn dạng đơn nguyên. Tuy nhiên, thiết kế dạng này đòi hỏi trình độ thiết kế và kỹ thuật xây dựng cao.
Đánh giá thiết kết mặt bằng nhà cao tầng hiện nay
Hiện nay có một số mặt bằng nhà cao tầng chung cư được đầu tư thiết kế xây dựng công phu, chi phí đầu tư nhiều nhưng khi tiến hành tư vấn kiến trúc lại không hài hoà với cảnh quan xung quanh. Một số mặt bằng nhà cao tầng khác lại đặc nặng về hình thức kiến trúc hoặc áp dụng theo dạng cao ốc nước ngoài, thiết kế quá nhiều tấm kính, không thông gió, lại càng không che nắng… dẫn đến không phù hợp với điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới của Việt Nam.